Trái chanh dây mọng, nhiều cùi thịt hình ô van màu ánh vàng khi chín với kích thước cỡ quả trứng. khi còn xanh chanh có màu xanh lục. Khi chín có chất nhầy màu vàng xung quanh hạt của trái có vị ngọt và ăn được. Loại quả màu đỏ tía đậm có kích cỡ nhỏ hơn quả chanh tây, ít chua hơn loại quả chùm bao trứng màu vàng đồng thời có hương vị tốt hơn. Cây chanh dây được trồng trên khắp Việt Nam đặc biệt trồng nhiều ở Đà Lạt, do có khí hậu thích hợp.
Tác dụng của Chanh dây: chứa rất nhiều loại acid amin như: prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin… đồng thời còn là nguồn cung cấp lượng vitamin C và vitamin A dồi dào. Ngoài vitamin, chanh leo cũng đã được chứng minh là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như hàm lượng chất béo, chất xơ, protein, khoáng chất, canxi, phốt pho, sắt, carotene, vitamin B1, B2, B3 và các acid tự do đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Kỹ thuật trồng chanh dây hiện đại:
Đất trồng chanh dây: Bởi trồng được ở nhiều nơi nên chúng trồng được ở mọi địa hình nhưng thích hợp nhất với những loại đất thoáng xốp, giàu chất hữ cơ như Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan … Đất quá chua hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây.
Mật độ trồng chanh dây: Đào hố kích thước 60 x 60 x 60 cm, bỏ lớp đất mặt 1 bên. Bón vôi 0,5 kg/hố sau đó tiến hành phân chuồng 10 – 15 kg + 0,5 kg lân/hố. Trộn đều với lớp đất mặt.
Phương pháp làm giàn trồng chanh dây: Nên làm giàn theo kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh dây phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8 – 2 m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40 cm cho dây leo.
Kỹ thuật chăm sóc chanh dây:
Tưới nước: Chanh dây: Loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ gúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục, yêu cầu nước ở nhiều giai đoạn làm trái và phát triển trái nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, trái hoặc teo trái lại.
Tỉa dây, lên giàn: Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố dều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn. Việc cắt tỉa thường được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.
Bón phân: Cây chanh dây rất thích hợp với các loại phân hữu cơ, nhất là phân chuồng ủ hoai. Lượng phân bón cho cây theo giai đoạn sinh trưởng, tuỳ thuộc mật độ trồng khác nhau cần điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
Phòng và trị bệnh: Chanh dây thường gặp một số bệnh như bệnh đốm nâu (brown spot) là loại bệnh phổ biến nhất, do nấm Alternaria passiflorae gây nên, bệnh ghẻ (scab) do nấm Cladosporium horbarum, bệnh đốm do Septoria gây nên. Ngoài ra còn một số loại bệnh khác mà chanh dây cũng mắc phải.
Những kỹ thuật trồng chanh leo hiện đại sẽ giúp bà con có cách trồng và chăm sóc chanh leo ra trái hiệu quả hơn. Đảm bảo cho sản lượng thu hoạch.