Đặc điểm cây đậu tương

Đậu tương hay đỗ tươngđậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ Đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạmprotein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.

Trong hạt đậu nành có các thành phần hoá học sau Protein (40%), lipid (12-25%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.

Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, đậu tương được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ thể (http://vi.wikipedia.org)

PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

1. Rễ

Rễ cây đậu tương khác với rễ cây hoà thảo là có rễ chính và rễ phụ. Rễ chính có thể ăn sâu 30-50cm và có thể trên 1m. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ, rễ phụ cấp 2, cấp 3 tập trung nhiều ở tầng đất 7-8 cm rộng 30-40 cm2. Trên rễ chính và rễ phụ có nhiều nốt sần. Bộ rễ phân bố nông sâu, rộng hẹp, số lượng nốt sần ít hay nhiều phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu và kỹ thuật trồng.

Rễ cây đậu tương

Đất chua quá hoặc kiềm quá nốt sần hình thành kém. pH thích hợp cho sự hình thành của nốt sần là 6-7, vì vậy việc lựa chọn đất trồng đậu tương thích hợp rất quan trọng. Điều kiện dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nốt sần. Nhìn chung bón đầy đủ NPK thì nốt sần phát triển mạnh, bón P2O5 có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nốt sần, còn hiệu quả kali không rõ lắm. Bón đạm không thích hợp ức chế sự hình thành và phát triển của nốt sần.

Đặc điểm của nốt sần

Nốt sần ở rễ đậu tương thường tập trung ở tầng đất 0-20cm, từ 20-30cm nốt sần ít dần và nếu sâu hơn nữa thì có ít hoặc không có.

Nốt sần đóng vai trò chính trong quá trình cố định đạm khí trời cung cấp cho ây.

Lượng đạm cung cấp cho cây khá lớn khoảng 30-60 kg/ha.

Nốt sần có thể dài lcm, đường kính 5 -6 mm, mới hình thành có màu trắng sữa, khi tốt nhất có màu hồn.

Quan hệ giữa vi sinh vật nốt sần với cây đậu tương là mối quan hệ cộng sinh: cây cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn hoạt động, ngược lại vi khuẩn lại tổng hợp nitơ tự do của không khí chuyển sang dạng đạm hữu cơ cây có thể sử dụng được.

Thân

Hình thái và màu sắc của thân

Thân cây đậu tương thuộc thân thảo, có hình tròn, trên thân có nhiều lông nhỏ. Thân khi còn non có màu xanh hoặc màu tím khi về già chuyển sang màu nâu nhạt, màu sắc của thân khi còn non có liên quan chặt chẽ với màu sắc của hoa sau này. Nếu thân lúc còn non màu xanh thì hoa màu trắng và nếu khi còn non thân có màu tím thì hoa có màu tím đỏ.

Thân đậu tương

Thân có trung bình 14-15 lóng, các lóng ở phía dưới thường ngắn, các lóng ở phía trên thường dài (vì những lóng phía trên phát triển từ ngày 35-40 trở đi vào lúc cây đang sinh trưởng nhanh nên lóng thường dài). Tuỳ theo giống và thời vụ gieo mà chiều dài lóng có sự khác nhau thường biến động từ 3 - 10 cm. Cây đậu tương trong vụ hè thường có lóng dài hơn vụ xuân và vụ đông. Chiều dài của lóng góp phần quyết định chiều cao của thân. Thân cây đậu tương thường cao từ 0,3 m - 1,0 m.

Những giống thân nhỏ lóng dài dễ bị đổ hay mọc bò thường làm thức ăn cho gia súc. Những giống thân to thường là thân đứng và có nhiều hạt và chống được gió bão. Toàn thân có một lớp lông tơ ngắn, mọc dày bao phủ từ gốc lên đến ngọn, đến cả cuống lá. Thực tế cũng có giống không có lông tơ. Những giống có mật độ lông tơ dày, màu sẫm có sức kháng bệnh, chịu hạn và chịu rét khoẻ. Ngược lại những giống không có lông tơ thường sinh trưởng không bình thường, sức chống chịu kém. Thân có lông tơ nhiều ít dài ngắn, dày thưa là một đặc điểm phân biệt giữa các giống với nhau.

Quá trình phát triển của thân:

Từ lúc mọc đến khi cây có 5 lá thật (3 lá kép) khoảng 25-30 ngày sau khi gieo, thân sinh trưởng với tốc độ bình thường.

Quá trình phát triển của cây đậu

Khi cây đã có 6-7 lá thật (4-5 lá kép) thân bắt đầu phát triển mạnh, tốc độ mạnh nhất vào lúc ra hoa rộ.

Sự khác biệt của cây đậu tương với cây trồng khác là khi cây ra hoa rộ lại là lúc thân cành phát triển mạnh nhất. Đây là giai đoạn 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cạnh tranh nhau dẫn đến khủng hoảng thiếu dinh dưỡng, cho nên cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trước khi vào thời kỳ này và tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển thuận lợi. Trong kỹ thuật chăm sóc ta phải xới vun kết hợp với bón thúc phân cho đậu tương vào giai đoạn 3-5 lá kép, lúc cây có đầy đủ hoa thì sinh trưởng chậm dần rồi dừng hẳn.

Cây đậu tương có 3 loại lá:

Lá mầm (lá tử diệp): Lá mầm mới mọc có màu vàng hay xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển sang màu xanh. Hạt giống to thì lá mầm chứa nhiều dinh dưỡng nuôi cây mầm, khi hết chất dinh dưỡng lá mầm khô héo đi, cho nên trong kỹ thuật trồng đậu tương nên làm đất tơi nhỏ và chọn hạt to cây sẽ mọc khoẻ, sinh trưởng tốt.

Lá nguyên (lá đơn): Lá nguyên xuất hiện sau khi cây mọc từ 2-3 ngày và mọc phía trên lá mầm. Lá đơn mọc đối xứng nhau. Lá đơn to màu xanh bóng là biểu hiện cây sinh trưởng tốt. Lá đơn to xanh đậm biểu hiện củ a một giống có khả năng chịu rét. Lá đơn nhọn gợn sóng là biểu hiện cây sinh trưởng không bình thường.

Lá kép: Mỗi lá kép có 3 lá chét, có khi 4-5 lá chét. Lá kép mọc so le, lá kép thường có màu xanh tươi khi già biến thành màu vàng nâu. Cũng có giống khi quả chín lá vẫn giữ được màu xanh, những giống này thích hợp trồng làm thức ăn gia súc. Phần lớn trên lá có nhiều lông tơ. Lá có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ theo giống, những giống lá nhỏ và dài chịu hạn khoẻ nhưng th ường cho năng suất thấp. Những giống lá to chống chịu hạn kém nhưng thường cho năng suất cao hơn. Nếu 2 lá kép đầu to và dày thường biểu hiện giống có khả năng chống chịu rét. Số lượng lá kép nhiều hay ít, diện tích lá to hay nhỏ chi phối rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào thời vụ gieo trồng. Các lá nằm cạnh chùm hoa nào giữ vai trò chủ chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho chùm hoa ấy. Nếu vì điều kiện nào đó làm cho lá bị úa vàng thì quả ở vị trí đó thường bị rụng hoặc lép.

Các nhà chọn giống đậu tương đưa ra cơ sở để nâng cao năng suất đậu tương là tăng cường quá trình quang hợp và muốn quang hợp với hiệu quả cao thì phải chọn những cây có bộ lá nhỏ, dày, thế lá đứng và lá có dạng hình trứng.

Số lá nhiều to khoẻ nhất vào thời kỳ đang ra hoa rộ. Khi phiến lá phát triển to, rộng, mỏng, phẳng, có màu xanh tươi là biểu hiện cây sinh trưởng khoẻ có khả năng cho năng suất cao.

Hoa

Hình thái và cấu tạo

Hoa đậu tương nhỏ, không hương vị, thuộc loại cánh bướm. Màu sắc của hoa thay đổi tuỳ theo giống và thường có màu tím, tím nhạt hoặc trắng. Đa phần các giống có hoa màu tím và tím nhạt. Các giống đậu tương có hoa màu trắng thường có tỷ lệ dầu cao hơn các giống màu tím. Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành và đầu thân. Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa và thường có 3-5 hoa. Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ rụng rất cao khoảng 30% có khi lên tới 80%.

Cấu tạo hoa

Hoa đậu tương thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính trong hoa có nhị và nhụy, mỗi hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh hoa có 10 nhị và 1 nhụy.

Đài hoa có màu xanh, nhiều bông.

Cánh hoa: Một cánh to gọi là cánh cờ, 2 cánh bướm và 2 cánh thìa:

Nhị đực: 9 nhị đực cuốn thành ống ôm lấy vòi nhuỵ cái và 1 nhị riêng lẻ.

Nhụy cái: Bầu thượng, tử phòng một ngăn có 1-4 tâm bì (noãn) nên thường quả đậu tương có 2-3 hạt.

Các cánh hoa vươn ra khỏi lá đài từ ngày hôm trước và việc thụ phấn xẩy ra vào sáng ngày hôm sau lúc 8-9 giờ sáng trước khi nụ hoặc hoa chưa nở hoàn toàn. Mùa hè hoa thường nở sớm hơn mùa đông và thời gian nở hoa rất ngắn sáng nở chiều tàn. Hoa đậu tương thường thụ phấn trướ c khi hoa nở và là cây tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn rất thấp chiếm trung bình 0,5 - 1%

Đặc điểm của sự nở hoa đậu tương

Thời gian bắt đầu ra hoa sớm hay muộn, dài hay ngắn tuỳ thuộc vào giống và thời tiết khác nhau. Giống chín sớm sau mọc trên dưới 30 ngày đã ra hoa và giống chín muộn 45-50 ngày mới ra hoa. Thời gian ra hoa dài hay ngắn theo giống và theo thời vụ. Có những giống thời gian ra hoa chỉ kéo dài 10-15 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời kỳ hoa rộ thường từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi hoa bắt đầu nở. Hoa trong đợt rộ mới tạo quả nhiều, còn trước và sau đợt hoa rộ thì tỷ lệ đậu quả thấp. Điều kiện thích hợp cho sự nở hoa là ở nhiệt độ 25-28oC, ẩm độ không khí 75-80%, ẩm độ đất 70-80%. Căn cứ vào phương thức ra hoa người ta chia các giống đậu tương làm 2 nhóm:

Nhóm ra hoa hữu hạn: Thuộc những giống sinh trưởng hữu hạn, hướng ra hoa theo trình tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Những giống này thường cây thấp ra hoa tập trung, quả và hạt đồng đều.

Nhóm ra hoa vô hạn: Thuộc những giống sinh trưởng vô hạn, có hướng ra hoa theo trình tự từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Những giống này thường ra hoa rất phân tán, quả chín không tập trung và phẩm chất hạt không đồng đều.

Trong thực tế, những giống hoa tập trung nếu gặp điều kiện bất thuận, hoa sẽ rụng nhiều nên thất thu nặng. Còn những giống thời gian ra hoa dài tuy quả chín không tập trung nhưng nếu bị rụng vào một đợt thì hoa sẽ ra tiếp đợt sau nên không thất thu nặng.

Một hoa có từ 1800-6800 hạt phấn tuỳ theo giống khác nhau, giống hạt to thì có bao phấn to và nhiều hạt phấn. Hạt phấn thường hình tròn, số lượng và kích thước hạt ph ấn tuỳ giống khác nhau, giống hạt to thường có hạt phấn to và nhiều hơn so với giống có hạt nhỏ. Hạt phấn n ảy mầm tốt trong điều kiện nhiệt độ 18-23oC. Hạt phấn đậu tương được chia ra làm 2 loại:

Loại có khả năng thụ tinh chiếm 87%, hạt phấn thường có màu sẫm, chất nguyên sinh dễ nhuộm màu, hạt phấn tròn đều và to.

Loại không có khả năng thụ tinh chiếm khoảng 13%, thường nhỏ, màng mỏng và chất nguyên sinh không nhuộm màu.

5. Quả và hạt

Số quả biến động từ 2 đến 20 quả ở mỗi chùm hoa và có thể đạt tới 400 quả trên một cây Một quả chứa từ 1 tới 5 hạt, nhưng hầu hết các giống quả thường từ 2 đến 3 hạt. Quả đậu tương thẳng hoặc hơi cong, có chiều dài từ 2 tới 7 cm hoặc h ơn. Quả có màu sắc biến động từ vàng trắng tới vàng sẫm, nâu hoặc đen. Màu sắc quả phụ thuộc vào sắc tố caroten, xanthophyll, màu sắc của lông, sự có mặt của các sắc tố antocyanin. Lúc quả non có màu xanh nhiều lông (có khả năng quang hợp do có diệp lục) khi chín có màu nâu. Hoa đậu tương ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp 20-30%. Ví dụ trong vụ xuân 1 cây có thể có 120 hoa nhưng chỉ đậu 30-40 quả là cao, trên một chùm 5-8 hoa chỉ đậu 2- 3 quả. Những đốt ở phía gốc thường quả ít hoặc không có quả, từ đốt thứ 5-6 trở lên tỷ lệ đậu quả cao và quả chắc nhiều. Trên cành thường từ đốt 2-3 trở lên mới có quả ch ắc, những quả trên đầu cành thường lép nhiều. Sau khi hoa nở được 2 ngày thì cánh hoa héo và rụng, ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau hoa nở đã hình thành quả và 7 -8 ngày sau là thấy nhân quả xuất hiện. Trong 18 ngày đầu quả lớn rất nhanh sau đó chậm dần, vỏ dày lên và chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Hạt lớn nhanh trong vòng 30-35 ngày sau khi hình thành quả.

Quả đậu

Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: Hình tròn, hình bầu d ục, tròn dẹt vv... Giống có màu vàng giá trị th ương phẩm cao. Trong hạt, phôi thường chiếm 2%, 2 lá tử điệp chiếm 90% và vỏ hạt 8% tổng khối lượng h ạt. Hạt to nhỏ khác nhau tuỳ theo giống, khối lượng một nghìn hạt (M1000 hạt) thay đổi từ 20-400g trung bình từ l00g-200g. Rốn hạt của các giống khác nhau thì có màu sắc và hình dạng khác nhau, đây là một biểu hiện đặc trưng của các giống.

 

Cấu tạo quả

PHẦN II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC ĐẬU TƯƠNG

Đậu tương hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max) là loại cây họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng chất đạm prrotein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu lành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.Ngoài ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng khác. Điều này có được là hoạt động cố định N2của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu.
I. Giống đậu tượng:
Giống đậu tương trong sản xuất được chia làm 3 nhóm theo thời gian sinh trưởng như sau:
1. Nhóm giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng 70 - 80 ngày gồm có:
 ĐT 12, ĐT 13, ĐVN 9, AK 02, AK 02, AK 03, V 48, MTD 176, DT 99, ML 2, VN-9, MTĐ 45-3, MTĐ 10, DT 96, ĐVN 5, ĐVN 8.
2. Nhóm giống trung ngày, thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày gồm có:
HL 2, DT 84, ĐT 92, ĐN 42, AK 04, AK 05, M 103, VX 93, DT 22, DT 2006, ĐVN6.
3. Nhóm giống dài ngày, thời gian sinh trưởng 95 - 110 ngày gồm có:
T 57, TN 01, ĐT 80, ĐT 95, ĐT 2000, ĐT 2003, DT2601, DT2008 (chịu hạn).
II. Thời vụ trồng đậu tương:
Thời vụ đậu tương cho các vùng cụ thể như sau:
 TT
 Tên vùng
 Xuân
 Hè
 Hè Thu
 Thu Đông1
1
Đồng bằng sông Hồng
20/2 - 10/3
25/5 - 20/6
-
20/9 - 10/10
 
III. Làm đất:
Đậu tương không kén đất và có khả năng cố định đạm nên được gọi là "cây cải tạo đất". Tuy nhiên trên đất có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, dễ thoát nước, có hàm lượng lân dễ tiêu cao, độ pH = 6 - 7 đậu tương sinh trưởng và phát triển tốt nhờ có bộ rễ với nhiều nốt sần phát triển.
1. Chế độ luân canh đối với cây đậu tương:
Ở nước ta đậu tương trồng ở tất cả các vùng nhưng được trồng tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nên đậu tương thường được luân canh với cây lúa nước. Ở vùng cao, đất trồng đậu tương được luân canh với ngô. Ngoài ra đậu tương còn được luân canh với rau đậu các loại và luân canh trên đất chuyên gieo mạ.
2. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng đậu tương cày sâu 15 - 20cm, bừa 2 - 3 lần cần đảm bảo đất nhỏ, bằng phẳng và sạch cỏ. Tuỳ theo khả năng thoát nước của đất có thể lên luống rộng 1,4 - 1,6, rãnh ruộng 30cm, chiều cao luống 10cm, trên luống rạch hàng ngang để gieo hạt.
Ở Đồng bằng sông Hồng đậu tương Thu - Đông được gieo hạt sau khi thu hoạch lúa mùa sớm vào cuối tháng 9 nên phải thực hiện làm đất tối thiểu không cày bừa và gieo đậu tương đất ướt. Trước khi gặt lúa 20 ngày phải rút nước ruộng. Khi gặt cắt gốc rạ cao 20cm, làm luống rộng 2 - 2,5m, có xẻ rãnh thoát nước. Dùng máy kéo nhỏ có bàn trượt lống 1 lượt để đè rạ sau đó gieo hạt đậu tương theo mật độ và khoảng cách đã định sẵn.
 IV. Gieo hạt và mật độ:
Cần đảm bảo đủ mật độ trên dưới 40 cây/m2 với lượng hạt giống chuẩn bị cho 1 ha khoảng 60 - 65kg. Mật độ và khoảng cách gieo đậu tương tuỳ theo mùa vụ như sau:
 
 
Tên vụ
 
Mật độ (cây/m2)
 
Số cây/1gốc
 
Khoảng cách
Vụ Xuân
35 - 40
35 - 40
1
2
35 - 40cm x 7 - 8cm
35 - 40cm x 12 - 15cm
Vụ Hè, Hè - Thu
30 - 35
30 - 35
1
2
35 - 40cm x 8 - 10cm
35 - 40cm x 10 - 12cm
Vụ Đông
45 - 50
45 - 50
1
2
35 - 40cm x 5 - 6cm
35 - 40cm x 10 - 12cm
 V. Phân bón và cách bón:
1. Lượng phân bón cho 1 ha gồm:
10 tấn phân chuồng + 300 - 400kg super lân + 85 - 110kg urê + 100 - 130kg clorua kali + 300 - 500kg vôi.
Lượng phân bón cho đậu tương trên đất lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long như sau: 80kg urê = 250 - 400kg super lân + 50kg clorua kali.
2. Cách bón:
- Vôi bón trước lần cày vỡ.
- Bón lót theo rạch toàn bộ phân chuồng + phân lân rồi phủ 1 lớp đất mỏng để gieo hạt.
- Bón thúc:
+ Lần 1 (khi đậu tương có 2 - 3 lá thật) bón: 1/2 lượng phân đạm + 1/2 lượng phân kali.
+ Lần 2 (khi đậu tương có 6 - 7 lá thật) bón: 1/2 lượng phân đạm + 1/2 lượng phân kali. Cần kết thúc bón trước lúc đậu ra hoa.
Trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, bón phân cho đậu tương như sau:
- Bón lót phân lân trước khi cắt gốc rạ.
- Bón thúc lần 1 sau khi gieo hạt 10 - 15 ngày: 20kg urê/ha.
- Bón thúc lần 2 sau khi gieo hạt 20 - 25 ngày: 40kg urê + 25kg clorua kali/ha.
- Bón thúc lần 3 sau khi gieo hạt 45 - 50 ngày: 20kg urê + 25kg clorua kali/ha.
Nếu có điều kiện dùng phân phun lên lá, các chế phẩm có nguyên tố vi lượng Mo, Mn, Cu vào thời gian bón thúc lần 2.
VI. Chăm sóc:
- Gieo dặm tỉa định cây: Khi đậu tương bắt đầu có lá thật, cần kiểm tra đồng ruộng nếu thấy cây chết, mất khoảng phải gieo dặm kịp thời để đảm bảo mật độ và sự đồng đều của ruộng đậu. Công việc này phải làm xong sau khi gieo 5 - 6 ngày.
- Tỉa định cây đối với đậu tương khi có 2 - 3 lá thật. Tỉa bỏ cây yếu, cây bị bệnh lở cổ rễ, để lại những cây khoẻ mạnh theo mật độ trên dưới 40 cây/m2.
- Tưới tiêu nước: Phải đảm bảo độ ẩm đất của ruộng đậu 70 - 80%. Nếu gặp hạn phải tưới nước, nhất là thời kỳ đậu tương ra hoa. Nhưng khi gặp mưa đối với chân ruộng thấp phải tiêu nước kịp thời. Ruộng quá ẩm sẽ làm tăng khả năng rụng nụ, hoa, quả non và sâu bệnh tăng lên.
VII. Thu hoạch:
Khi 2/3 số quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám lá chuyển màu vàng chọn thời tiết nắng ráo để thu hoạch, phơi, đập lấy hạt.
 
 
 

Mọi thông tin xin liên hệ

Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Đông Phương

Địa chỉ: 137/9 Đường số 59, P.14, Q. Gò Vấp, TP Hồ CHí Minh

Điện thoại : 08.6295 7936 Fax: 08.6295 7935

Hotline :  0908 005 554

Website: www.tuvannongnghiep.com  ; Email: hotrokythuat@tuvannongnghiep.com