Bản đồ khô hạn ở Myanmar ngày một lan rộng khiến sinh kế nông dân bị đe dọa. Ảnh: CNA
Bà Khing Soe đã từng trồng lúa, lạc, đậu triều, vừng, đậu gà và hành trong suốt hơn hai thập kỷ trên cánh đồng của mình tại làng Ba Lon, vùng Myingyan, miền trung Myanmar. Nhưng trong ba năm qua do biến đổi khí hậu khiến lượng mưa giảm mạnh, và khô hạn kéo theo năng suất cây trồng của bà mất khoảng 30%.
Mô hình thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng mạnh đến sản lượng bông, lúa miến và lạc của nông dân U Aung ở làng Thein gần đó. Ông Aung nói: “Biến đổi khí hậu khiến chúng tôi xuống giống muộn hơn so với lịch thời vụ trước đây và nền nhiệt độ tăng cao đã khiến năng suất cây trồng sụt giảm nghiêm trọng”.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp Myanmar, bản đồ vùng khô hạn ở nước này hiện đã mở rộng đạt diện tích 54.000 km vuông và trở thành một trong những khu vực nhạy cảm nhất của đất nước. Các nhà tổ chức cho biết, dự án sẽ mang lại lợi ích cho 130 ngôi làng ở hai huyện thị Myingyan và Nyaung U. Nó cũng là cơ hội để thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao khả năng hòa nhập cho ít nhất 30% phụ nữ nông dân tham gia vào các nhóm hội nông nghiệp và chăn nuôi cộng đồng, giảm bớt gánh năng lao động di cư.
Nông dân tham dự buổi hướng dẫn kỹ thuật canh tác chống hạn. Ảnh: SEAD
“Tỷ lệ đói nghèo thường tập trung cao ở các vùng nông thôn và thiên tai gây rủi ro cho nông nghiệp và sinh kế người dân. Nhất là ở những vùng khô hạn, nhiều năm qua luôn được chính phủ Myanmar đánh giá là một trong những thách thức phát triển lớn nhất mà nước này phải đối mặt”, ông Htut cho biết thêm.
U Aung và Khing Soe là hai trong số hàng chục nông dân địa phương tham gia một chương trình khuyến nông chống biến đổi khí hậu nhằm giúp họ vượt qua thách thức và cải thiện cuộc sống. Dự án được Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy lợi Myanmar hỗ trợ và Dự án Doanh nghiệp bền vững & Phát triển Nông nghiệp (SEAD) đồng hành.
Nông dân Myanmar cày đất trình diễn trong một hợp phần của dự án. Ảnh: SEAD
Pha một của chương trình kéo dài 15 tháng bao gồm phân phối hạt giống chất lượng cao và trình diễn mô hình tại 40 ô thửa ở thị trấn Myingyan và Nyaung U, có vai trò như một trường học thực địa nhằm tạo nền tảng đa dạng hóa thu nhập và giúp người nông dân có sinh kế bền vững hơn.
nguồn : nongnghiep.vn