Chào mừng các bạn đến với website của Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Đông Phương

Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Đăk Lăk năm 2022 do Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Đăk Lăk được tổ chức vào ngày 28/4/2022, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.

Hội nghị nhằm khẳng định cam kết của tỉnh Đăk Lăk trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư, sản xuất kinh doanh tại tỉnh Đăk Lăk; phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, hiệu quả, bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về tư duy, phương thức tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đăk Lăk, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, danh mục dự án tiềm năng, lợi thế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tạo diễn đàn cho các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, kết nối giao thương, tăng cường hợp tác phát triển…

Hội nghị có sự tham gia của hàng trăm đại biểu là đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước và quốc tế. Tại Hội nghị sẽ có hàng chục dự án đầu tư vào nông nghiệp Đăk Lăk ký kết biên bản ghi nhớ và trao quyết định cấp phép đầu tư.

Nhân sự kiện này, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk Nguyễn Đình Trung về những tiềm năng, lợi thế cũng như những điểm nghẽn cần tháo gỡ của Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

 

Trước cuộc gặp gỡ Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk, chúng tôi đã đi nhiều nơi ở khu vực Tây Nguyên và mang theo câu hỏi: Tại sao một vùng đất được tạo hóa, thiên nhiên ưu đãi như thế, tiềm năng đất đai rộng lớn như thế mà vẫn chưa thể tạo thành sức bật phát triển tương xứng? Tại sao Tây Nguyên vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao, khoảng 11%? Đã có những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý phân tích, lý giải là vì những nút thắt, rào cản rất lớn mà Tây Nguyên đang gặp phải. Vậy những nút thắt, rào cản đó là gì?

Cuộc trò chuyện với Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung phần nào trả lời câu hỏi đó. Không chỉ là những trăn trở, thao thức, chia sẻ của một người có hơn 25 năm gắn bó, công tác ở nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh trong khu vực mà còn là khát vọng và giải pháp, kiến nghị để phát triển Tây Nguyên bền vững.

“Không có lý gì ở một vùng đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, người dân chăm chỉ lao động sản xuất, có các nhà đầu tư lớn vào hỗ trợ nông dân liên kết, hợp tác mà lại không phát triển, đời sống người dân không thay đổi cả”, Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk mở đầu cuộc trò chuyện bằng sự gợi mở.

Ông Nguyễn Đình Trung nói: Trước hết cần phải khẳng định, nông nghiệp luôn là lĩnh vực rộng lớn và cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Tây Nguyên. Không chỉ là kinh tế xã hội mà còn là chính trị, an ninh và quốc phòng. Nói cách khác, nông nghiệp, nông dân, nông thôn là căn cơ, là thế mạnh để nâng cao đời sống người dân, phát triển Tây Nguyên một cách bền vững, toàn diện.

Về tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên, từ nhiều năm trước chúng ta đã nhìn thấy rõ.

Đó là, với tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm 91,75% diện tích đất tự nhiên, trong đó khoảng 1,3 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu Tây Nguyên ôn hoà rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp…

Đó là diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích rừng hơn 2,56 triệu ha với sự đa dạng cảnh quan, địa hình, sông suối, thác nước... rất có tiềm năng kinh tế lâm nghiệp, chế biến lâm sản và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.

Đó là một nền văn hóa lâu đời, đặc sắc với Trường ca Đam San huyền thoại, các lễ hội gắn với “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là truyền thống đánh giặc bảo vệ buôn làng quê hương của anh hùng Núp nổi tiếng...

Đó còn là vị trí địa lý có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia và Lào, có 5 cửa khẩu quốc tế thuận lợi cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa với 2 nước bạn. Là hành lang Đông - Tây kết nối cửa khẩu với các cảng biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, hành lang Bắc - Nam kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ…

Ngoài ra, tiềm năng đất đai để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vật nuôi ở Tây Nguyên hiện còn rất lớn. Là lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn... gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm chủ lực của vùng và quốc gia, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực tế bao nhiêu năm qua, với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi như thế đã đưa Tây Nguyên trở thành thủ phủ của nhiều loại cây trồng có chất lượng cao, sản lượng lớn của cả nước, tuy nhiên, không thể phủ nhận, sự phát triển của Tây Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng. Từ hơn 10 năm trước chúng ta đã nói nhiều về tiềm năng, lợi thế của Tây Nguyên, nhưng phải làm gì để tiềm năng, lợi thế đó trở thành nguồn lực phát triển vẫn đang còn rất nhiều việc cần làm                                       

Thưa ông, rõ ràng tiềm năng, lợi thế, cơ hội là rất lớn nhưng phát triển chưa thực sự xứng tầm, vậy theo ông, đâu là những điểm nghẽn, lực cản mà Tây Nguyên đã và đang gặp phải?

Rõ ràng tiềm năng, lợi thế, cơ hội là như thế, song thách thức, điểm nghẽn của Tây Nguyên cũng không hề nhỏ. Theo tôi, có 6 nút thắt, điểm nghẽn của khu vực cần phải được khơi thông, tháo gỡ.

Đó là điểm xuất phát của vùng Tây Nguyên còn thấp hơn nhiều so với nhiều vùng trong cả nước. Từ kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, thu nhập... Vị trí địa lý của Tây Nguyên xa cảng biển và thường xuyên phải cảnh giác, đối phó với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Mấy chục năm qua, hàng triệu hộ đồng bào từ khắp mọi miền cả nước lên Tây Nguyên sinh sống, lập nghiệp, đa phần là đồng bào khó khăn đến từ những vùng đất khó khăn. Đến nay cơ bản đồng bào đến trước đã có cuộc sống ổn định, nhiều hộ đã làm giàu, song tình trạng người dân đến Tây Nguyên tự phát vẫn tiếp diễn.

Để ổn định sản xuất, đời sống cho hàng triệu đồng bào đến Tây Nguyên, ngoài sự quan tâm của hệ thống chính trị địa phương, sự nỗ lực của bà con thì cái giá phải trả là rất lớn. Đó là vấn đề suy thoái rừng, đất đai, môi trường... Và hiện tại vẫn còn 18.000 hộ dân tương ứng với 67 dự án cần được đầu tự sắp xếp ổn định sản xuất và đời sống.

 

.

Thứ hai, tổ chức sản xuất ở Tây Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh. Đa phần là nông hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Toàn vùng mới chỉ có hơn 1.300 hợp tác xã, 240 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Đến hết năm 2021, còn 30% công ty nông, lâm nghiệp chưa hoàn thành sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động theo Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị. Các công ty đã sắp xếp đa phần chưa hoạt động có hiệu quả là do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có vấn đề cơ chế chính sách chưa phù hợp.

 

Thứ ba, những tài nguyên của Tây Nguyên như đất, nước, rừng đang đứng trước thách thức lớn. Đòi hỏi các cấp, các ngành cần quyết tâm chỉ đạo, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, gay gắt. Nguồn tài nguyên nước đứng trước nguy cơ suy giảm, các công trình thủy lợi mới đáp ứng được khoảng 28% diện tích cần tưới toàn vùng. Có tới hơn 215 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, chiếm 17% tổng số hồ và 20% số hồ hư hỏng cả nước. Hệ thống kênh mương chưa được đầu tư đồng bộ để phát huy hiệu quả các công trình.

Thứ tư, trình độ nguồn nhân lực Tây Nguyên còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư sản xuất, thiếu nhà đầu tư để làm hạt nhân dẫn dắt, liên kết, hợp tác.

Thứ năm, điều kiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản của vùng còn nhiều khó khăn, bất lợi, thấp kém nên việc tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực này còn nhiều hạn chế.

Cuối cùng là điểm nghẽn về thể chế chính sách. Nhiều cơ chính sách thiếu nguồn lực thực hiện, tổ chức thực hiện chưa tốt và nhiều chính sách chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Điển hình như mâu thuẫn giữa quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng đất rừng với phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung chưa được giải quyết hiệu quả.

Đất đai và thể chế. Như nhiều lần ông đã nói đó là những nút thắt, điểm nghẽn lớn nhất của các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Dường như mấy mươi năm qua vẫn chưa có giải pháp căn cơ để giải quyết những vấn đề này? Nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên đều có chung quan điểm, để Tây Nguyên phát triển nông nghiệp được thì phải giải quyết được những vấn đề liên quan đến đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp thì mới căn cơ. Chúng ta cứ nói tiềm năng, lợi thế, cơ hội nhưng nói thật, mời gọi các nhà đầu tư vào mà không chỉ được chỗ nào đất đai thuận lợi cho họ sẽ rất khó. Vào đầu tư mà gặp hết vướng mắc này đến vướng mắc kia thì đầu tư thế nào?

Cho nên tôi cho rằng, cần phải có cơ chế về chính sách quản lý đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên rõ ràng hơn. Trong đó quy định rõ việc quản lý rừng, đất rừng và việc chuyển đổi đối với những diện tích đất rừng không còn hiệu quả sang sản xuất nông nghiệp.

Thực tế hiện đang rất vướng. Rất nhiều diện tích không trồng rừng được nữa, rừng không mọc được nữa nhưng vẫn cứ phải trồng. Nguồn lực không có, kinh phí nhà nước đầu tư không có, kêu gọi doanh nghiệp hay người dân trồng rừng họ cũng không làm vì không thực sự hiệu quả. Trong khi đó có nhiều diện tích đất rất màu mỡ, rất phù hợp để chuyển đổi để phát triển kinh tế nhưng không được phép.

 

Luật Đất đai và Nghị định hướng dẫn thi hành đã cho phép địa phương rà soát, xem xét để cấp giấy chứng nhận đối với những diện tích đất mà người dân lấn chiếm trước ngày 1/7/2014 không nằm trong quy hoạch đất lâm nghiệp để vừa thực hiện tốt việc quản lý nhà nước vừa có thể phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống người dân.

Tuy nhiên, Thông báo kết luận của Thủ tướng lại nghiêm cấm việc đó. Phải thu hồi để trồng rừng. Như thế thực sự rất là khó, có thể nói là không khả thi. Vì có những nơi người dân ở đó mấy chục năm rồi, cuộc sống đã ổn định, thậm chí có những chỗ đã thành lập thôn, buôn, có thiết chế văn hóa rồi thì thu hồi thế nào, tháo gỡ thế nào? 

Những bất cập trong xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện kiểu như thế đã dẫn đến tình trạng trong thời gian qua ở rất nhiều địa bàn vùng Tây Nguyên xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai giữa người dân với Nhà nước, giữa người dân với các công ty nông lâm nghiệp… Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến an ninh nông thôn và về lâu dài còn có thể sẽ liên quan đến vấn đề an ninh chính trị, dễ bị các thế lực thù địch kích động.

 

Theo tôi, để giải quyết vấn đề đất đai ở Tây Nguyên, thiết nghĩ cần phải có cơ chế chính sách giải quyết hài hòa giữa vấn đề lâm nghiệp với nông nghiệp. Các địa phương trong khu vực mặc dù rất trăn trở, quan tâm nhưng có lẽ điều Tây Nguyên cần là cần cơ chế, quyết sách từ Trung ương.

Về thể chế, chính sách, thực tế trước đây đã có Nghị quyết số 10-NQ/TW để phát triển Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2010, sau đó là Kết luận số 12 - KL/TW của Bộ Chính trị, tuy nhiên tôi cho rằng như thế vẫn chưa đủ mạnh. Phải có một Nghị quyết cho giai đoạn 2021 - 2030 và có thể xa hơn nữa để phát triển Tây Nguyên. Nói cách khác, muốn tiềm năng lợi thế của Tây Nguyên trở thành nguồn lực thực sự thì phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Trung ương mới có thể “vượt ngưỡng”.

Bởi vì, nếu không vượt qua ngưỡng như tôi đã nói ở trên thì vấn đề phát triển Tây Nguyên sẽ cực khó. Không chỉ là kinh tế mà còn chính trị, an ninh quốc phòng, vấn đề môi trường…

Chúng ta đều biết Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng đối với an ninh chính trị, an ninh quốc phòng nên rất khó để thu hút các nguồn đầu tư FDI. Đụng chỗ nào cũng quy hoạch, chỗ nào cũng nhạy cảm, diện tích rừng phải bảo vệ rất lớn, đòi hỏi trách nhiệm chia sẻ của cộng đồng, sự giúp sức của Trung ương, của các vùng, các tỉnh khác với tinh thần “Tây Nguyên vì cả nước và cả nước vì Tây Nguyên” mới có thể vượt qua ngưỡng đó.

 

Thưa ông, Chính phủ vừa mới có Quyết định số 461/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để tạo vận hội mới cho nông nghiệp Tây Nguyên, theo ông cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, vấn đề cốt lõi nào?

Nông nghiệp vốn dĩ là nền kinh tế luôn chịu nhiều rủi ro thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào đầu ra biến động thất thường..., nhiệm vụ của chúng ta là phải chủ động ứng phó và hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng tiêu cực.

Việt Nam đã và đang hội nhập vào kinh tế thị trường, kinh tế toàn cầu, đã tham gia 15 Hiệp định tự do thương mại (FTA)... Nhiều cơ hội mở ra cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra quốc tế, nhưng đồng thời sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cũng cực kỳ cao. Ngoài giá thành cạnh tranh thì vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, thương hiệu sản phẩm đang là thách thức lớn. Đây là những vấn đề nông sản Tây Nguyên còn yếu và còn nhiều việc phải làm.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2021 - 2030, Trung ương đã xác định phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo là những lĩnh vực trọng tâm. Với vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Tây Nguyên cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và phòng hộ, bảo vệ môi trường, để Tây Nguyên có thể sớm thoát khỏi nghèo khó, tận dụng và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này, chúng tôi cho rằng cần phải có Nghị quyết của Bộ Chính trị về vùng Tây Nguyên. Để trên cơ sở đó Nhà nước sẽ có các cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng Tây Nguyên và cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi, trọng tâm trước mắt.

Đó là đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, tiêu thụ nông lâm sản và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết nối với các vùng, miền để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ có hiệu quả.

Cần có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng trong sản xuất và chế biến, tích tụ đất đai, sản xuất tập trung, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, số hóa, xây dựng chuỗi giá trị và xuất khẩu nông sản để xây dựng ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, đa giá trị, hiệu quả, bền vững.

Có cơ chế, chính sách để giải quyết hài hòa giữa bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, đất rừng Tây Nguyên với phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Có như thế người dân mới có thu nhập tốt từ rừng, từ nông lâm kết hợp, tự giác tham gia bảo vệ rừng, giải quyết hài hòa, khoa học tác dụng của rừng Tây Nguyên cả về kinh tế - xã hội - môi trường và quốc phòng, an ninh.

Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là giải quyết đất đai, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào tại chỗ, đồng bào di cư tự do còn nghèo khó, sống gần rừng, trong rừng.

 

Cơ chế chính sách đặc thù cũng là yếu tố căn cơ để tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực chế biến sản phẩm chủ lực của ngành: Cà phê, hồ tiêu, rau quả, dược liệu...; nuôi trồng, chế biến gia súc, gia cầm, thủy sản, lâm sản...

Hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đang rất quan tâm để thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Tây Nguyên mong muốn có nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề khó nhất như tôi đã nói là những vướng mắc về đất đai, nhạy cảm về vị trí chiến lược an ninh quốc phòng.

Cuối cùng là đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực qua đào tạo, chất lượng cao, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, gắn đào tạo nghề, chuyển đổi nghề với tạo cơ hội việc làm cho người dân nông thôn. Nguồn nhân lực trong khu vực phải đảm bảo sự liên kết, khi cần có sự dịch chuyển giữa các địa phương trong vùng. Đó là những yếu tố cần thiết nhằm tạo ra sự liên kết và tạo ra sức mạnh cạnh tranh.

 

Nếu giải quyết những nút thắt, điểm nghẽn, tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm và cốt lõi, theo ông, bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Tây Nguyên trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Tôi tin tưởng rằng nếu giải quyết được các rào cản, nút thắt và có sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ Trung ương, bức tranh về nông nghiệp nông dân nông thôn của Tây Nguyên sẽ thay đổi một cách rõ nét và bền vững.

Vì như tôi đã nói, với tiềm năng, lợi thế và cơ hội đang có, không có lý gì Tây Nguyên lại không phát triển, cuộc sống người dân không thay đổi cả.

Anh đi thực tế ở Tây Nguyên có thể thấy, cuộc sống người dân tất nhiên còn nhiều bộ phận còn khó khăn, vất vả, còn nghèo khó, tuy nhiên đại đa số bà con đã có những đổi mới, cuộc sống đã đầy đủ hơn, sung túc hơn so với trước đây rất nhiều. Mọi triết lý phát triển, các chính sách đầu tư suy cho cùng giá trị cốt lõi vẫn là đảm bảo đời sống người dân. Để cụ thể hóa triết lý phát triển đó, Tây Nguyên xác định nông nghiệp luôn là vấn đề căn cơ. Nhiều người vẫn thường dùng từ bệ đỡ để nói về nông nghiệp, nhưng với Tây Nguyên nông nghiệp là cuộc sống, là sự phát triển và là thế mạnh của vùng.

Lẽ tất nhiên, giống như nhiều vùng kinh tế khác, vấn đề liên kết vùng ở Tây Nguyên cũng thế thôi, còn nhiều vấn đề. Trong tương lai phải có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để tạo sự thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế xã hội, kể cả sinh hoạt của người dân để tạo sự liên kết chặt chẽ. Đặc biệt với lĩnh vực nông nghiệp càng phải chặt chẽ hơn để tạo ra thế mạnh mang tính cạnh tranh đối với những mặt hàng chủ lực.

Những năm qua các tỉnh khu vực Tây Nguyên mặc dù thu ngân sách còn rất hạn chế, tuy nhiên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, miễn giảm các loại thuế, điều chúng tôi luôn quan tâm, suy nghĩ là phải làm thế nào để thay đổi phương thức sản xuất, cách thức sản xuất của đồng bào thiểu số tại chỗ.

Ví dụ tỉnh Đăk Lăk đã có hẳn một Đề án của Tỉnh ủy để Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế.

Mục tiêu đặt ra tạo điều kiện cần thiết để đồng bào thiểu số tiếp cận đất đai, kỹ thuật, hình thức tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác để phát triển, tuyên truyền vận động đồng bào thay đổi tư duy, khát vọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Chúng tôi phân công, huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến thôn buôn. Hi vọng Đề án sẽ tạo ra nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc quan tâm đời sống, thay đổi phương thức sản xuất, tư duy của đồng bào dân tộc, để cùng với đồng bào hòa nhập chung với các thành phần dân cư khác.

Chung khát vọng, đồng thuận và đoàn kết sẽ là những giá trị cốt lõi để phát triển đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Bằng tinh thần “Tây Nguyên vì cả nước và cả nước vì Tây Nguyên”, tiềm lực Tây Nguyên sẽ được đánh thức, tiềm năng, lợi thế sẽ được phát huy thành nguồn lực phát triển, bộ mặt Tây Nguyên sẽ thay đổi, phát triển bền vững.

Với Đăk Lăk, khát vọng của ông là gì? Thời gian qua vấn đề thu hút đầu tư vào Đắk Lắk đã có những đột phá lớn từ chính sách và quan điểm thu hút đầu tư của tỉnh, ông kỳ vọng làn sóng đầu tư đó sẽ tháo gỡ nút thắt và tạo sự đột phá cho Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung như thế nào?

Đăk Lăk cũng giống như các tỉnh khác ở Tây Nguyên, tuy nhiên có thuận lợi hơn là đã có Kết luận số 67 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 103 của Chính phủ về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Triết lý phát triển của Đăk Lăk trong giai đoạn tới, trước hết để trở thành trung tâm vùng thì phải có những lĩnh vực mang tính dẫn dắt, đi đầu đi trước như giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học…

Tuy nhiên cũng giống như các tỉnh khác trong khu vực, Đăk Lăk xác định nông nghiệp vẫn là lĩnh vực căn cơ. Hiện có một số nhà đầu tư lớn quan tâm và đầu tư vào nông nghiệp Đăk Lăk như Tập đoàn TH, Tập đoàn Xuân Thiện và một số doanh nghiệp khác.

Quan điểm thu hút đầu tư của chúng tôi là tập trung vào những lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư theo chuỗi liên kết trong các khâu từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.. Và đặc biệt là logictics, bởi đây đang là nút thắt không chỉ của Đăk Lăk mà của cả Tây Nguyên, thậm chí là cả ngành nông nghiệp chúng ta. Tỉnh đang bố trí cho Tập đoàn Xuân Thiện khoảng 500 ha để xây dựng tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao và mong mỏi ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này.

Cùng với nông nghiệp, Đăk Lăk sẽ phát triển công nghiệp, năng lượng… Hiện đã có những nhà máy có công suất lớn về năng lượng tái tạo như điện gió Trung Nam với công suất 480 MW của Tập đoàn Trung Nam lớn nhất Việt Nam, năng lượng mặt trời công suất hơn 800 MW của Tập đoàn Xuân Thiện lớn nhất Đông Nam Á… Có thể nói Đăk Lăk đã định vị chiến lược phát triển giữa nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ đặc biệt là công nghiệp chế biến có sự hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra cơ cấu kinh tế địa phương. 

Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh, những yêu cầu đặt ra của Bộ Chính trị, của người dân đối với phát triển kinh tế xã hội, Đăk Lăk đã tập trung lãnh đạo và triển khai các lĩnh vực cần thu hút đầu tư, rà soát lại các quy hoạch nhất là trong bối cảnh đang xây dựng quy hoạch tỉnh.

Tôi nghĩ rằng các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên cũng vậy. Các địa phương cần có rà soát lại quy hoạch, rà soát lại các dự án mà lâu nay đã cho các nhà đầu tư nghiên cứu khảo sát, từ đó triển khai đánh giá tổng thể về quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch… Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra có những thứ tự ưu tiên trong các lĩnh vực cần thu hút đầu tư.

Nội dung: 
Hoàng Anh
Thiết kế: 
Trọng Toàn
Ảnh: 
N.Quang - M.Hậu - M.Quý - TL


Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024
TP.HCM Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và các...
Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn, nhưng còn lắm chông gai
Nông nghiệp hữu cơ: Tiềm năng lớn, nhưng còn lắm chông gai
QUẢNG NINH-Hiện nay, nông sản 'xanh', sản xuất theo hướng hữu cơ đang được nhiều...
Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ
Kiên trì, nghiêm túc trồng thanh long hữu cơ
Vĩnh Phúc-Sản xuất thanh long theo hướng hữu cơ không có gì quá phức tạp, yếu tố...
Nông dân xứ Thanh 'chữa lành' cho đất
Nông dân xứ Thanh 'chữa lành' cho đất
THANH HÓA Một số mô hình sản xuất lúa an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Khuyến nông cộng đồng - Cầu nối tri thức
Khuyến nông cộng đồng - Cầu nối tri thức
'Cánh tay nối dài' thực chất trong chuỗi sản xuất
Giả cây chanh dây giống nhập khẩu, một doanh nghiệp bị xử phạt
Giả cây chanh dây giống nhập khẩu, một doanh nghiệp bị xử phạt
SKĐS - Chủ lô hàng cho biết, số cây giống chanh dây mua của Cty TNHH MTV Nông Nghiệp...
Hội làm vườn Việt Nam: Đẩy mạnh hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên
Hội làm vườn Việt Nam: Đẩy mạnh hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên
Vừa qua, tại TP. HCM, Cơ quan phía phía Nam - Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) tổ chức...
 GIỚI THIỆU VỀ NHÂN SÂM HÀN QUỐC
GIỚI THIỆU VỀ NHÂN SÂM HÀN QUỐC
Nhân sâm là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Nhân sâm có nguồn gốc từ...
Triển lãm tại Hàn Quốc năm 2022
Triển lãm tại Hàn Quốc năm 2022
Triển lãm tại Hàn Quốc năm 2022
Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt Nam khi hội nhập
Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt Nam khi hội nhập
Việc Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) góp phần...
Lão nông 'gàn' sáng chế hàng loạt máy nông nghiệp từ xe máy hỏng
Lão nông 'gàn' sáng chế hàng loạt máy nông nghiệp từ xe máy hỏng
Từ những động cơ, phụ tùng xe máy hỏng, ông Dung đã trăn trở, mày mò sản...
Trên 60ha hoa màu bị cháy lá BÂT THƯỜNG ,HÀNG LOẠT : Không phải do sâu bệnh, sương muối
Trên 60ha hoa màu bị cháy lá BÂT THƯỜNG ,HÀNG LOẠT : Không phải do sâu bệnh, sương muối
Không phải lần đầu tiên hoa màu của nông dân ở Bảo Thắng (Lào Cai) bị cháy lá....
Lạng Sơn hướng tới chăn nuôi trang trại an toàn sinh học quy mô lớn
Lạng Sơn hướng tới chăn nuôi trang trại an toàn sinh học quy mô lớn
Ngành nông nghiệp Lạng Sơn cho biết, địa phương hiện có 22 trang trại chăn nuôi...
Khi nào giá lương thực- thực phẩm mới hạ nhiệt?
Khi nào giá lương thực- thực phẩm mới hạ nhiệt?
Tuy nhiên điều kiện cần thiết để đảm bảo “ngắt mạch” cuộc khủng hoảng...
Trồng giống cây 'trăm mắt' nổi tiếng trời Tây
Trồng giống cây 'trăm mắt' nổi tiếng trời Tây
Nông dân huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang xóa thế độc canh cây mía, trồng giống cây...
Hai từ khóa quan trọng để nông sản Việt chinh phục thị trường Nhật Bản
Hai từ khóa quan trọng để nông sản Việt chinh phục thị trường Nhật Bản
Đây là thời điểm tốt để phát triển, mở rộng thị phần…', ông Morita Tateo,...
Trượt giá, cháy hàng tại Hà Lan: Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt
Trượt giá, cháy hàng tại Hà Lan: Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt
Đại dịch Covid và cuộc chiến Nga - Ukraine làm nền kinh tế Hà Lan gặp nhiều biến...
Trái cây Thái Lan cũng tắc đường sang Trung Quốc
Trái cây Thái Lan cũng tắc đường sang Trung Quốc
Sầu riêng và nhiều loại trái cây Thái Lan đang tắc đường sang Trung Quốc. Ảnh:...
Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ vì lợi ích người dân hai nước và bền vững môi trường toàn cầu
Hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ vì lợi ích người dân hai nước và bền vững môi trường toàn cầu
Chiều 11/5 (theo giờ Washington DC), trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính...
Nông nghiệp là một lợi thế của quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế
Nông nghiệp là một lợi thế của quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế
Nội dung về nông nghiệp này được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong...
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân...
Chỉ nuôi
Chỉ nuôi "bầy sâu" trên giàn, ăn lá như ranh này mà một nông dân Lâm Đồng thu tiền tỷ
Mỗi tháng, gia đình anh Phạm Đức Tuyền, thôn Đồng Lạc 4, xã Đinh Lạc (huyện Di...
Kiến nghị Trung ương xem xét ban hành Nghị quyết mới để phát triển 'tam nông'
Kiến nghị Trung ương xem xét ban hành Nghị quyết mới để phát triển 'tam nông'
Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) đã thẳng thắn nhận diện những hạn chế, yếu...
Những điểm nghẽn nào cần tháo gỡ để Tây Nguyên bứt phá?
Những điểm nghẽn nào cần tháo gỡ để Tây Nguyên bứt phá?
Tiềm năng của Tây Nguyên rất lớn nhưng thực sự chưa được khai thác một cách...
Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel
Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel
Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp,...
Seedling Vietnam - Một địa chỉ tạo giống cây tin cậy
Seedling Vietnam - Một địa chỉ tạo giống cây tin cậy
Trung tâm Giống cây trồng Công nghệ cao - Seedling Vietnam tuyển chọn được các loại...
Xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD/tháng
Xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD/tháng
Xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm nay tăng trưởng rất tốt, trong đó,...
Sẽ có tài liệu hướng dẫn về phát triển du lịch nông thôn
Sẽ có tài liệu hướng dẫn về phát triển du lịch nông thôn
Phát triển du lịch nông thôn là một hướng đi mới góp phần phát huy lợi thế, giá...
Mekong Herbals đại diện Doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam xuất khẩu Thực phẩm nông sản sạch - hữu cơ .
Mekong Herbals đại diện Doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam xuất khẩu Thực phẩm nông sản sạch - hữu cơ .
Mekong Herbals đại diện Doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam xuất khẩu Thực phẩm nông...
Cuộc trở về của người con gái Bộ trưởng Bộ Canh nông
Cuộc trở về của người con gái Bộ trưởng Bộ Canh nông
Dù đã 72 tuổi nhưng TS Ngô Kiều Oanh vẫn bươn bả khắp các vùng miền để đắm...
Bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong xây dựng nông thôn mới
Bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã...
NÔNG DÂN KHÕC RÒNG VỚI PHÂN BÓN TĂNG CAO
NÔNG DÂN KHÕC RÒNG VỚI PHÂN BÓN TĂNG CAO
Với việc giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tiếp tục tăng nóng thời gian gần...
20.000 cán bộ ngành nông nghiệp hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt
20.000 cán bộ ngành nông nghiệp hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt
Đảng ủy Bộ NN-PTNT kêu gọi mỗi cán bộ, đảng viên hình thành thói quen tiêu dùng...
'Nấc ruộng bậc thang đa giá trị' cho trung du, miền núi phía Bắc
'Nấc ruộng bậc thang đa giá trị' cho trung du, miền núi phía Bắc
Bộ trưởng Lê Minh Hoan dùng hình ảnh ruộng bậc thang để nói về phương hướng...
Bồi bổ đất Tây Nguyên bằng việc Tận dụng tối đa phế, phụ phẩm để phục hồi đất
Bồi bổ đất Tây Nguyên bằng việc Tận dụng tối đa phế, phụ phẩm để phục hồi đất
Để phục hồi, bồi bổ cho đất trồng ở Tây Nguyên, cần phải tăng cường phân...
3 cách doanh nghiệp đã chuyển đổi trong COVID-19
3 cách doanh nghiệp đã chuyển đổi trong COVID-19
Các doanh nghiệp đang học hỏi lẫn nhau giữa những thay đổi trong đại dịch
Khuyến nông là khuyến tam nông
Khuyến nông là khuyến tam nông
Đó là vai trò thực sự và đầy đủ của khuyến nông theo ý kiến của Bộ trưởng...
'Nguyên tắc vàng' trong sản xuất nông nghiệp
'Nguyên tắc vàng' trong sản xuất nông nghiệp
'Nếu chúng ta không có cách tiếp cận mới, thì chắc chắn việc tăng thu nhập của...
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy...
  Doanh nghiệp 'tăng tốc' sau dịch bệnh
Doanh nghiệp 'tăng tốc' sau dịch bệnh
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở Đắk Lắk đang chạy đua với thời gian nhằm...
Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
Ngày 21/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về việc thúc đẩy...
Đồng hành cùng nông dân vượt qua đại dịch
Đồng hành cùng nông dân vượt qua đại dịch
Khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hội Nông dân (HND) từ tỉnh đến...
Nông nghiệp Việt Nam vượt khó giữa đại dịch COVID-19
Nông nghiệp Việt Nam vượt khó giữa đại dịch COVID-19
(ĐCSVN) - Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do làn sóng dịch COVID-19 thứ tư gây ra nhưng...
Doanh nghiệp dè dặt mở lại vận tải hành khách liên tỉnh
Doanh nghiệp dè dặt mở lại vận tải hành khách liên tỉnh
Do đội ngũ lái, phụ xe chưa được tiêm đủ liều vaccine, nên hầu hết các doanh...
Tháng 10: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng gần 30%
Tháng 10: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng gần 30%
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi. Trong...
5 năng lực y tế doanh nghiệp cần có để thích ứng an toàn với COVID-19
5 năng lực y tế doanh nghiệp cần có để thích ứng an toàn với COVID-19
DNVN - Việc thiết lập và nâng cao năng lực y tế là điều cần thiết với các doanh...
Doanh nghiệp lúng túng trước ''rừng'' thông tin y tế và toa thuốc điều trị F0
Doanh nghiệp lúng túng trước ''rừng'' thông tin y tế và toa thuốc điều trị F0
DNVN - Cho rằng nhiều doanh nghiệp lúng túng trước "rừng" thông tin, hướng dẫn y tế...
Nhiều lao động kiệt sức vì vừa làm vừa lo việc nhà
Nhiều lao động kiệt sức vì vừa làm vừa lo việc nhà
Khảo sát của Adecco cho thấy các bậc cha mẹ đi làm đang kiệt sức để sắp xếp...
21 Kinh doanhDoanh nghiệpThứ sáu, 17/9/2021, 07:31 (GMT+7) Rào chắn doanh nghiệp hồi phục khi tái mở cửa
21 Kinh doanhDoanh nghiệpThứ sáu, 17/9/2021, 07:31 (GMT+7) Rào chắn doanh nghiệp hồi phục khi tái mở cửa
Sau những háo hức mong chờ mở cửa, các doanh nghiệp bắt đầu tới lúc cảm nhận...
Dịch COVID-19: Tp. Hồ Chí Minh mở cửa hoạt động thương mại với tiêu chí an toàn
Dịch COVID-19: Tp. Hồ Chí Minh mở cửa hoạt động thương mại với tiêu chí an toàn
Từ giữa tháng 9/2021 đến nay, ngành công thương Tp. Hồ Chí Minh đã và đang từng...
Tháng 9/2021 là thời điểm “quyết định” để “cứu nguy” cho doanh nghiệp
Tháng 9/2021 là thời điểm “quyết định” để “cứu nguy” cho doanh nghiệp
DNVN – Theo nhận định của Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, nếu các doanh...
Người lao động phải gánh thêm nhiều chi phí phát sinh do tác động bởi COVID-19
Người lao động phải gánh thêm nhiều chi phí phát sinh do tác động bởi COVID-19
DNVN - Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm ngày càng tăng cao, nhưng tác...
6 khó khăn lớn nhất về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện
6 khó khăn lớn nhất về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện
DNVN – Theo kết quả cuộc khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân,...
3.865 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 8
3.865 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 8
Trong tháng 8, cả nước có 3.865 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 21,9% so...
Chuyên gia Phạm Bình An: Cần trao quyền chủ động cho doanh nghiệp lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp trong đại dịch
Chuyên gia Phạm Bình An: Cần trao quyền chủ động cho doanh nghiệp lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp trong đại dịch
DNVN - Theo đánh giá của ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát...
Loại bỏ giấy phép con để có sức chống 'giặc' dịch lâu dài
Loại bỏ giấy phép con để có sức chống 'giặc' dịch lâu dài
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sức chống đỡ của các doanh nghiệp ngày...
Bình Dương: Doanh nghiệp nhường nhà xưởng làm bệnh viện dã chiến chống dịch
Bình Dương: Doanh nghiệp nhường nhà xưởng làm bệnh viện dã chiến chống dịch
DNVN - Để đồng hành cùng tỉnh Bình Dương trong công tác phòng chống dịch, bên cạnh...
Người lao động không thực hiện “3 tại chỗ” có thể ngừng việc
Người lao động không thực hiện “3 tại chỗ” có thể ngừng việc
DNVN - Theo công văn hướng dẫn một số vướng mắc trong việc thực hiện chính sách...
Cú sốc Covid-19 tại Việt Nam: Gần 80.000 doanh nghiệp rời thị trường
Cú sốc Covid-19 tại Việt Nam: Gần 80.000 doanh nghiệp rời thị trường
Trong 7 tháng đầu năm năm 2021, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 79.673...
Bình ổn giá phân bón: Nên chăng giải quyết căn cơ vấn đề đầu ra nông sản?
Bình ổn giá phân bón: Nên chăng giải quyết căn cơ vấn đề đầu ra nông sản?
Giá phân bón tăng cao, nông sản rớt giá gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng...
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp mong muốn được tự lên phương án sản xuất phù hợp với thực tế
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp mong muốn được tự lên phương án sản xuất phù hợp với thực tế
Các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh mong muốn được tạo điều kiện cho phép tự...
Từ ngày 23/8, TP Hồ Chí Minh yêu cầu người dân
Từ ngày 23/8, TP Hồ Chí Minh yêu cầu người dân "ai ở đâu yên đó"
DNVN - Nhằm tăng cường biện pháp chống dịch COVID-19, bắt đầu từ 0h ngày 23/8, TP...
Đẩy nhanh tiến độ kết nối tiêu thụ nông sản qua các kênh online
Đẩy nhanh tiến độ kết nối tiêu thụ nông sản qua các kênh online
DNVN - Trang web kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ htx.cooplink.com.vn đã giúp...
Nỗ lực thông quan nhanh cho doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, vaccine và thiết bị y tế
Nỗ lực thông quan nhanh cho doanh nghiệp nhập khẩu thuốc, vaccine và thiết bị y tế
DNVN - Với các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho phòng, chống dịch COVID-19 như thuốc,...
TP Hồ Chí Minh: Phương án sản xuất
TP Hồ Chí Minh: Phương án sản xuất "4 xanh", khó nhất là việc công nhân có qua được chốt hay không?
DNVN - Để giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất an toàn trong thời...
Nhất định chúng ta sẽ sớm chiến thắng đại dịch COVID-19*
Nhất định chúng ta sẽ sớm chiến thắng đại dịch COVID-19*
(Chinhphu.vn) – Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng...
Nông dân đang khó khăn giá phân bón vẫn tăng mạnh
Nông dân đang khó khăn giá phân bón vẫn tăng mạnh
Với công suất gần 30 triệu tấn/năm, sản lượng phân bón trong nước gấp 3 lần...
Doanh nghiệp bán lẻ muốn được tự chủ shipper
Doanh nghiệp bán lẻ muốn được tự chủ shipper
Hiện nay các đơn hàng online của doanh nghiệp (DN) bán lẻ rất nhiều nhưng lại không...
Chống dịch quá tay, doanh nghiệp kiệt sức, nhiều mặt hàng nguy cơ tăng giá mạnh
Chống dịch quá tay, doanh nghiệp kiệt sức, nhiều mặt hàng nguy cơ tăng giá mạnh
Chống dịch "quá tay" khiến mọi chi phí của doanh nghiệp đều đội lên, cộng với...
Tình thế thử thách, ai đủ lực sống sót qua mùa đại dịch
Tình thế thử thách, ai đủ lực sống sót qua mùa đại dịch
Tận dụng hạ tầng vận chuyển từ phía đối tác nên khi xảy ra bất ngờ, nhiều...
Tạo điều kiện hoạt động thuận lợi, an toàn cho các doanh nghiệp tuyến đầu
Tạo điều kiện hoạt động thuận lợi, an toàn cho các doanh nghiệp tuyến đầu
TP HCM cần triển khai các giải pháp linh hoạt, tạo điều kiện hoạt động thuận...
Khó khăn tứ bề giữa tâm dịch, doanh nghiệp TP HCM kiến nghị gì
Khó khăn tứ bề giữa tâm dịch, doanh nghiệp TP HCM kiến nghị gì
Ưu tiên tiêm phòng Covid-19 cho toàn bộ lực lượng lao động trong các doanh nghiệp sản...
Khẩn trương triển khai giảm tiền điện đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Khẩn trương triển khai giảm tiền điện đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Đây là chỉ đạo của ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực...
Hơn 80% doanh nghiệp đăng ký hợp đồng qua Cổng dịch vụ công trực tuyến
Hơn 80% doanh nghiệp đăng ký hợp đồng qua Cổng dịch vụ công trực tuyến
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD - Bộ Công Thương), 6 tháng...
Cần ngay một sách lược để doanh nghiệp sinh tồn giữa trận chiến trường kỳ với Covid-19
Cần ngay một sách lược để doanh nghiệp sinh tồn giữa trận chiến trường kỳ với Covid-19
Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng là hiện hữu khi mà dịch bùng phát tại các tỉnh...
Hoàn thiện Nghị quyết miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân
Hoàn thiện Nghị quyết miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 209/TB-VPCP ngày 5/8/2021 kết luận của Thủ tướng...
Làn sóng COVID-19 thứ 4 ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của doanh nghiệp
Làn sóng COVID-19 thứ 4 ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của doanh nghiệp
DNVN - Gần 10% doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoàn toàn, và 65% doanh nghiệp phải...
Doanh nghiệp kỳ vọng được giảm thuế, phí trong gói hỗ trợ 24.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp kỳ vọng được giảm thuế, phí trong gói hỗ trợ 24.000 tỷ đồng
Mới đây, Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ COVID-19...
Doanh nghiệp thực phẩm đối mặt áp lực lớn vì COVID-19
Doanh nghiệp thực phẩm đối mặt áp lực lớn vì COVID-19
Việc CTCP Vissan phải xin dừng sản xuất vì có hàng chục công nhân dương tính SARS-CoV-2...
Những hàng hoá nào bị
Những hàng hoá nào bị "cấm lưu thông"?
Bộ Công Thương vừa đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa "cấm lưu thông"...
Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho hàng hoá lưu thông bình thường
Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho hàng hoá lưu thông bình thường
Mặc dù Chính phủ đã quy định danh mục các mặt hàng hoá thiết yếu, tuy nhiên, trong...
Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới tăng 13,8% dù dịch COVID-19
Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới tăng 13,8% dù dịch COVID-19
Mặc dù diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, phải thực hiện giãn cách tại nhiều...
Doanh nghiệp linh hoạt '3 tại chỗ'
Doanh nghiệp linh hoạt '3 tại chỗ'
Dịch bệnh lan vào khu công nghiệp khiến doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ)...
Doanh nghiệp thời đại dịch Covid-19: Cơ hội trong thách thức
Doanh nghiệp thời đại dịch Covid-19: Cơ hội trong thách thức
Theo các chuyên gia, đại dịch Covid-19 mang đến những rủi ro nhưng cũng là cơ hội...
Gói từ 50.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Gói từ 50.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
TS. Cấn Văn Lực đề nghị triển khai gói hỗ trợ trị giá 50.000-60.000 tỷ đồng,...
Ngân hàng phải công khai mức lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp mùa COVID-19
Ngân hàng phải công khai mức lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp mùa COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, NHNN yêu cầu từng ngân hàng căn...
Vận động doanh nghiệp mua vaccine để tiêm phòng dịch Covid - 19 cho công nhân lao động
Vận động doanh nghiệp mua vaccine để tiêm phòng dịch Covid - 19 cho công nhân lao động
Theo lời kêu gọi, làn sóng dịch Covid - 19 lần thứ 4, từ ngày 27/4 đang diễn biến...
“Cửa sinh” cho các doanh nghiệp mùa Covid - xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam
“Cửa sinh” cho các doanh nghiệp mùa Covid - xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam
Biên phòng - Đại dịch Covid-19 kéo dài trong hơn một năm qua đã gây nhiều ảnh hưởng...
Doanh nghiệp vừa làm vừa canh Covid-19
Doanh nghiệp vừa làm vừa canh Covid-19
Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác tiếp tục diễn biến phức...
Doanh nghiệp khát lao động mùa dịch
Doanh nghiệp khát lao động mùa dịch
Giãn cách, khoanh vùng cách ly... để phòng chống dịch Covid-19 tại nhiều địa phương...
TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19
TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19
Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, Phó Chủ...
Bộ Công Thương cùng doanh nghiệp “vượt bão Covid-19”
Bộ Công Thương cùng doanh nghiệp “vượt bão Covid-19”
Ngay từ khi dịch bệnh quay trở lại, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 2614/BCT-CN...
Giá vàng hôm nay 10/1: Thế giới 'bay' 3,2% trong tuần qua
Giá vàng hôm nay 10/1: Thế giới 'bay' 3,2% trong tuần qua
Giá vàng hôm nay 10/1/2021 tại thị trường thế giới đã mất gần 3,2% trong tuần qua....
Hơn 16 tấn thịt gia cầm ôi thiu được phát hiện ở Bình Phước
Hơn 16 tấn thịt gia cầm ôi thiu được phát hiện ở Bình Phước
Hơn 16 tấn thịt gia cầm bốc mùi ôi thiu vừa được các cơ quan chức năng tỉnh Bình...
Đồng Nai: Tôn vinh 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực
Đồng Nai: Tôn vinh 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực
Hội quán Trấn Biên, Sở Công thương Đồng Nai vừa tổ chức lễ tôn vinh sản phẩm...
Làng hoa Mỹ Tân tất bật vào vụ tết
Làng hoa Mỹ Tân tất bật vào vụ tết
Dưới bàn tay khéo léo của người nông dân, những vườn hoa cúc, hoa lay ơn, hoa ly…...
Thử nghiệm máy bay không người lái tạo mưa chống hạn
Thử nghiệm máy bay không người lái tạo mưa chống hạn
Máy bay không người lái tạo mưa đầu tiên mang tên Ganlin 1, có nghĩa là “cơn mưa...
Vĩnh Long: Lần đầu tiên có dịch vụ máy bay bón phân
Vĩnh Long: Lần đầu tiên có dịch vụ máy bay bón phân
Hiện nay, HTX Làng Nông nghiệp hữu cơ Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm là đơn vị đầu...
Nhân rộng giống lúa ST24, ST25 trên đất nuôi tôm tại Bạc Liêu
Nhân rộng giống lúa ST24, ST25 trên đất nuôi tôm tại Bạc Liêu
Nhân rộng giống lúa ST24, ST25 trên đất nuôi tôm tại Bạc Liêu, là ý kiến chỉ đạo...
Trang trại dưới ga tàu điện ngầm - Tương lai của nông nghiệp Seoul
Trang trại dưới ga tàu điện ngầm - Tương lai của nông nghiệp Seoul
Đi bộ xuống cầu thang từ lối ra số 2 của ga Sangdo ở phía tây nam Seoul (Hàn Quốc),...
Tăng cường thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc
Tăng cường thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc
Chiều 8/12, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì buổi họp trực tuyến giữa Bộ...
Chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc
Chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, thạch đen là cây có tiềm năng phát...
Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế và Ngày Việt Nam tại Hàn Quốc 2019
Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế và Ngày Việt Nam tại Hàn Quốc 2019
Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế và Ngày Việt Nam tại Hàn Quốc 2019
Hội thảo triển khai phát triển vùng trồng gấc nguyên liệu gấc phục vụ cho công tác sản xuất
Hội thảo triển khai phát triển vùng trồng gấc nguyên liệu gấc phục vụ cho công tác sản xuất
Công Ty TNHH GẤC VIỆT kết hợp với Công Ty VŨ HOÀNG GIA LAI tổ chức hội thảo hướng...
 Hội chợ triển lãm GIỐNG VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 2018
Hội chợ triển lãm GIỐNG VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 2018
Ban quản lý dự án MEKO - FARAM kính mời quý khách hàng bà con tham quan gian hàng GIỐNG...
Tổ chức IFC - WC Ngân hàng thế giới tham quan, hợp tác Nông nghiệp hữu cơ - Organic
Tổ chức IFC - WC Ngân hàng thế giới tham quan, hợp tác Nông nghiệp hữu cơ - Organic
Ngày 18/6 Tổ chức IFC - WC Ngân hàng thế giới tham quan trên phương diện hợp tác Quốc...
Giá nông sản hôm nay 9/3: Vừa hết 8/3, giá cà phê đã giảm sâu, giá tiêu ít biến động
Giá nông sản hôm nay 9/3: Vừa hết 8/3, giá cà phê đã giảm sâu, giá tiêu ít biến động
Giá cà phê hôm nay 9/3 giảm liền một lúc 500 đồng/kg, giao dịch ở mức 36.600 -37.100đồng/kg....
Thông báo thưởng chỉ tiêu Doanh số Chanh dây ( 1 Chuyến du lịch Thái Lan 5N/4Đ )
Thông báo thưởng chỉ tiêu Doanh số Chanh dây ( 1 Chuyến du lịch Thái Lan 5N/4Đ )
Nhằm khuyến khích sự phát triển mạng lưới kinh doanh mới và đại lý kinh doanh đã...
Gia Lai xiết chặt giống chanh dây
Gia Lai xiết chặt giống chanh dây
Tình trạng giống chanh dây giả đang sảy ra trên địa bàn tỉnh gia lai, bà con nên...
Kon Tum chưa cho phát triển diện tích cây mắc ca
Kon Tum chưa cho phát triển diện tích cây mắc ca
Ngày 10.9, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, thời gian qua có 5 nhà đầu tư xin đầu tư phát...
Xoài Suối Lớn xuất ngoại
Xoài Suối Lớn xuất ngoại
Hợp tác xã xoài Suối Lớn (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) đã thực hiện những bước...
Nông dân Lâm Đồng nhổ bỏ hàng trăm ha cà chua vì dịch bệnh
Nông dân Lâm Đồng nhổ bỏ hàng trăm ha cà chua vì dịch bệnh
Dù giá cà chua tại vườn tăng gấp 3-4 lần nhưng sản lượng sụt giảm nghiêm trọng...
Phân bón giả, kém chất lượng - nỗi ám ảnh đối với nhà nông
Phân bón giả, kém chất lượng - nỗi ám ảnh đối với nhà nông
Việc sử dụng phân bón giả, kém chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến năng...

Hình ảnh công ty

Liên kết website

Bạn biết chúng tôi qua?





TIỀM NĂNG LỢI THẾ CỦA TÂY NGUYÊN PHẢI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN - Tư vấn nông nghiệp

TIỀM NĂNG LỢI THẾ CỦA TÂY NGUYÊN PHẢI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN - Tư vấn nông nghiệp

TIỀM NĂNG LỢI THẾ CỦA TÂY NGUYÊN PHẢI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN - Tư vấn nông nghiệp

TIỀM NĂNG LỢI THẾ CỦA TÂY NGUYÊN PHẢI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN - Tư vấn nông nghiệp

TIỀM NĂNG LỢI THẾ CỦA TÂY NGUYÊN PHẢI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN - Tư vấn nông nghiệp
TIỀM NĂNG LỢI THẾ CỦA TÂY NGUYÊN PHẢI TRỞ THÀNH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN - Tư vấn nông nghiệp
lên đầu trang